Xây Dựng Nhà Xưởng - nhathauxaynha.vn

Xây Dựng Nhà Xưởng - nhathauxaynha.vn

Xây Dựng Nhà Xưởng - nhathauxaynha.vn

XÂY DỰNG NHÀ PHỐ kính chào quý khách đến với Wesbite công ty, Chúc quý khách ngày làm việc hiệu quả. Đơn giá xây dựng nhà phần thô chỉ 3.300.000đ/m2 đến 3.800.000đ/m2 . Đơn giá xây dựng nhà trọn gói chỉ 5.400.000đ/m2 đến 6.700.000đ/m2
Xây Dựng Nhà Xưởng

Nội dung bài viết

    Sự phát triển kinh tế nhanh chóng, kéo theo nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, trong đó có nhu cầu xây dựng nhà xưởng để đáp ứng khả năng sản xuất, chế biến, gia công của doanh nghiệp, đặc biệt là vào các mùa cao điểm trong năm. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xây dựng nhà xưởng và cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng :

    Các mẫu nhà xưởng phổ biến hiện nay

    Khi xây dựng nhà xưởng, việc xác định mẫu thiết kế nhà xưởng như thế nào để phù hợp với các hoạt động sản xuất, chế biến, gia công của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần thực hiện. Dưới đây là một số mẫu nhà xưởng phổ biến hiện nay được các doanh nghiệp ưa chuộng, các bạn hãy tham khảo qua để có thể tìm được mẫu nhà xưởng phù hợp với loại hình doanh nghiệp của mình.

    1. Nhà xưởng bằng bê tông cốt thép
    2. Nhà xưởng bằng khung thép tiền chế
    3. Nhà xưởng bao gồm các khối xưởng 1, 2, 3 
    4. Nhà xưởng bao gồm các khối văn phòng phía trước hoặc bên cạnh để vừa làm việc vừa sản xuất.

    Trong các mẫu nhà xưởng trên thì mẫu nhà xưởng bằng khung thép tiền chế là kiểu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Bởi chúng được xây dựng từ những kết cấu thép được chế tạo sẵn theo một bản vẽ kiến trúc đã chỉ định sẵn nên thời gian xây dựng rất nhanh, dễ dàng mở rộng quy mô, tiết kiệm chi phí lại đảm bảo kiên cố, an toàn không thua kém bất kỳ kiểu nhà xưởng nào khác.

    Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, điều kiện tài chính cũng như mục đích muốn hướng đến là gì mà các bạn có thể lựa chọn cho doanh nghiệp mình loại nhà xưởng phù hợp.

    Cách tính xây dựng nhà xưởng.

    Rất khó có thể tính toán chính xác mức chi phí xây dựng nhà xưởng hiện nay. Bởi chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại nhà xưởng mà doanh nghiệp muốn xây cất, vị trí – địa hình khu đất xây dựng nhà xưởng, quy mô… Tuy nhiên khi đã xác định được một số vấn đề cụ thể như tổng diện tích xây dựng, mô hình nhà xưởng cần xây dựng…Bạn có thể dự toán được sơ bộ chi phí xây dựng bằng cách sau:

    1. Cách tính giá thiết kế nhà xưởng

    • Chi phí thiết kế (VNĐ) = Đơn giá thiết kế (VNĐ) X Diện tích đất xây dựng (m2). Trong đó, diện tích đất xây dựng = Diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng (m2) X Số tầng của công trình (nếu có).
    • Còn đơn giá thiết kế sẽ do đơn vị thi công báo giá (tuỳ vào diện tích của nhà xưởng). Ví dụ chi phí thiết kế xây nhà xưởng 200m2 có đơn giá thiết kế 30.000đ/m2 sẻ là 30.000đ x 200m2 = 6.000.000đ

    2. Cách tính giá xây dựng nhà xưởng

    • Tuỳ vào từng loại với quy mô xây dựng khác nhau và diện tích đất lớn hay nhỏ mà sẽ có các đơn giá khác nhau. Chẳng hạn bằng thép tiền chế sẽ có mức giá dao động khoảng 1.700.000VNĐ – 2.400.000VNĐ/m2 

     lưu ý khi xây dựng nhà xưởng.

    Việc xây dựng nhà xưởng cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, chu đáo và đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng mà các bạn nên tham khảo qua:

    1. Phần móng

    Đối với tất cả các công trình xây dựng nói chung thì phần móng luôn là yếu tố quan trọng nhất. Do đó khi xây dựng nhà xưởng bạn cần lưu ý đảm bảo chất lượng công trình thi công, đặc biệt là phần móng. Cách xây móng như thế nào còn tuỳ thuộc vào vị trí xây dựng nhà xưởng. Ví dụ khi xây ở khu đất mềm, bùn lầy, bạn cần phải gia cố thêm móng bằng cách sử dụng cọc ép, cọc khoan nhồi…

    2. Vị trí đặt nhà xưởng

    Ngay từ khi có dự định xây dựng nhà xưởng, bạn phải chú ý đến vị trí đặt nhà xưởng ở đâu hợp lý nhất để vừa đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, vừa gần nguồn cung cấp nguyên liệu và đảm bảo giao thông thuận lợi để dễ vận chuyển sản phẩm, hàng hoá.

    3. Loại nhà xưởng 

    Khi xây dựng nhà xưởng bạn phải lựa chọn kiểu phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn những ngành sản xuất cần nguồn ánh sáng lớn thì nên chọn kiểu nhà xưởng có nhiều cửa sổ xung quanh hoặc mái nhà lợp trong suốt để có thể tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.

    4. Thiết kế cột thép nhà xưởng phù hợp

    Khi xây dựng nhà xưởng, bạn cần quan tâm đến việc thiết kế, đặt cột thép như thế nào để phù hợp với không gian và diện tích của nhà xưởng, tránh việc dư thừa hoặc thiếu ở hai đầu.

    Bài viết liên quan
    Dự toán chi phí xây dựng

    Xem tuổi xây dựng
    Xem hướng nhà
    Xem màu sắc ngũ hành
    Thước lỗ ban
    Phong thủy nhà ở
    Xem tuổi xây nhà năm 2025

    Xây nhà là một trong những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Thực hiện việc xây dựng vào thời điểm phù hợp với phong thủy nhà ở và tuổi của gia chủ sẽ giúp tránh khỏi các điều đại kỵ và làm cho quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ hơn.

    Những kinh nghiệm sửa chữa nhà bếp

    Sửa chữa nhà bếp là một việc rất quan trong, không những mang lại không gian nhà bếp rộng rãi, sang trọng, mà điều đặc biệt là phù hợp với phong thủy. Phong thủy tốt sẽ đem lại sự tốt lành, hưng vương cho gia chủ và với nhu cầu sở hữu căn bếp lý tưởng thì việc quan tâm tới phong thủy của căn bếp là điều tất yếu.

    Những lưu ý khi xây bếp

    Sau đây là 7 điều kiêng kỵ phổ biến nhất trong phong thủy phòng bếp mà bạn cần phải tránh: Cửa phòng bếp không được đối diện trực tiếp, tức là không tạo thành 1 đường thẳng với cửa ra vào. Nếu trường hợp này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người phụ nữ trụ cột của gia đình và khiến tiền bạc, tài sản bị thất thoát.

    Tư vấn xây dựng
    Cách chia và xây bậc cầu thang trong xây dựng.

    Cách chia và xây bậc cầu thang chính xác sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Từ số bậc thang, vị trí đặt, hướng đặt cầu thang… đều rất quan trọng. Nếu bạn chưa nắm được cách thức thực hiện như thế nào cho chuẩn xác và đảm bảo an toàn. Vậy thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ sau đây. 

    So sánh chi phí xây dựng móng đơn và móng băng

    Việc lựa chọn loại móng nhà phù hợp là một quyết định quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn và chi phí thi công. Có nhiều loại móng khác nhau, trong đó móng đơn và móng băng là hai loại phổ biến nhất. Bài viết này sẽ phân tích và so sánh chi phí móng đơn và móng băng. Giúp các gia chủ có cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn sáng suốt cho công trình xây dựng của mình.

    PHÂN BIỆT 4 LOẠI MÓNG XÂY NHÀ CƠ BẢN

    Phân biệt 4 loại móng xây nhà cơ bản nhất bạn cần biết vì nền móng trực tiếp chịu toàn bộ trọng tải công trình, để bảo đảm công trình xây nhà chịu được sức ép của trọng lực các tầng lầu và khối lượng công trình phải chắc chắn bền vững, cũng là bộ phận được chôn sâu rất kỹ.

    Dự án đã thực hiện
    Zalo
    Go Top