Những loại móng cơ bản cần biết trước khi xây nhà - nhathauxaynha.vn

Những loại móng cơ bản cần biết trước khi xây nhà - nhathauxaynha.vn

Những loại móng cơ bản cần biết trước khi xây nhà - nhathauxaynha.vn

XÂY DỰNG NHÀ PHỐ kính chào quý khách đến với Wesbite công ty, Chúc quý khách ngày làm việc hiệu quả. Đơn giá xây dựng nhà phần thô chỉ 3.300.000đ/m2 đến 3.800.000đ/m2 . Đơn giá xây dựng nhà trọn gói chỉ 5.400.000đ/m2 đến 6.700.000đ/m2
Những loại móng cơ bản cần biết trước khi xây nhà

Nội dung bài viết

    Móng nhà là yếu tố quan trọng bậc nhất cần được lưu ý khi xây nhà hay cải tạo, sửa chữa liên quan đến gia tăng tải trọng. Móng có nhiệm vụ nâng đỡ cả công trình, quyết định đến độ bền vững, thời gian sử dụng và giá thành của ngôi nhà. Một ngôi nhà chẳng thể vững vàng nếu thiếu đi hệ thống móng.

    Móng hay móng nền, móng nhà là hạng mục xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như tòa nhà, cầu, đập nước. Chức năng chính của móng là chịu tải trọng tĩnh, động của toàn bộ công trình truyền xuống và phân tán tải trọng này xuống nền. Quá trình xây nhà bao gồm cả việc lựa chọn, thiết kế và thi công móng cho phù hợp nhằm đảm bảo công trình không bị lún, nứt hay đổ vỡ.

    Việc phân loại móng công trình giúp chúng ta nhận biết và phân biệt các loại móng khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả phù hợp với từng loại công trình. Căn cứ vào tính chất tầng đất và tải trọng, chiều cao công trình mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Chẳng hạn, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu. Tuy nhiên, nếu xây dựng những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.

    Phân loại móng dựa theo độ nông, sâu

    Thông thường, móng công trình được phân loại thành móng nông và móng sâu dựa vào độ sâu chôn vào đất.

    Móng nông được xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại. Thông thường, độ sâu chôn móng khoảng dưới 1,5-3m nhưng cũng có trường hợp đặc biệt lên tới 5-6m. Móng nông được sử dụng cho các công trình chịu tải nhỏ và trung bình với nền đất tương đối tốt, nếu nền móng yếu thì có thể gia cố nền. Với móng nông, người ta lại phân ra như sau:

    Móng đơn

    Móng đơn (móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập) là loại móng đỡ một cột hoặc gồm một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, mố trụ cầu, cột điện… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tròn hay tám cạnh… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Đây cũng là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.

    Móng băng

    Móng băng (móng liên tục) thường có dạng một dải dài, nằm độc lập hoặc giao cắt với nhau theo hình chữ thập để nâng đỡ hàng cột hay tường. Để thi công móng đơn, người ta phải đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng băng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà hơn cả vì nó lún đều và dễ thi công hơn so với móng đơn. Móng băng thuộc loại móng nông. Móng băng ở hồi nhà phải dùng loại tốt hơn móng băng ở tường ngăn hay dọc nhà. Tuy nhiên, khi thi công, người ta thường đặt móng băng cùng chiều sâu, vì thế phải làm móng băng ở hồi rộng hơn. Trong xây dựng nhà, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

    Móng bè

    Móng bè (móng bản, móng toàn diện) trải rộng dưới toàn bộ công trình nhằm làm giảm áp lực của công trình trên nền đất.  Đây vốn là loại móng nông, thường sử dụng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc dùng cho những công trình quá lớn, chịu tải trọng nặng.

    Móng sâu là loại móng không cần đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần, sau đó hạ, đưa móng xuống độ sâu thiết kế. Móng sâu phù hợp với những công trình có tải trọng lớn nhưng nền đất tốt nằm ở tầng sâu. Móng sâu thường được hiểu là móng cọc.

    Móng cọc

    Là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất tốt bên nằm sâu bên dưới. Khi thi công, người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để làm tăng khả năng chịu tải cho móng. Trước kia, ở Việt Nam, cọc tre và cọc cừ tràm được sử dụng khá phổ biến như một biện pháp gia cố nền đất dưới công trình. Ngày nay, cọc bê tông cốt thép trở nên phổ biến hơn nhờ chịu được tải trọng lớn và bền vững.

    Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như:

    Phân loại móng theo cách chế tạo

    Căn cứ vào cách chế tạo móng mà người ta phân thành hai loại là móng lắp ghép và móng đổ toàn khối.

    • Móng lắp ghép: Loại móng này có các cấu kiện được được chế tạo sẵn, sau đó được vận chuyển đến công trường để lắp ghép. Móng lắp ghép có chất lượng tốt và được cơ giới hóa nhưng không được sử dụng phổ biến bởi quá trình vận chuyển tương đối phức tạp.
    • Móng đổ toàn khối: Vật liệu chính của móng đổ toàn khối là bê tông đá hộc, bê tông cốt thép và bê tông, sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình.

    Phân loại móng theo đặc tính của tải trọng

    Nếu xét theo đặc tính tác dụng của tải trọng, móng trong xây dựng được phân loại thành móng chịu tải tĩnh và móng chịu tải động.

    • Móng chịu tải trọng tĩnh: Móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.
    • Móng chịu tải trọng động: Móng cầu trục, công trình cầu, móng máy.

    Phân loại móng theo vật liệu

    Các loại vật liệu thường được sử dụng để làm móng gồm: đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, gỗ, thép…

    • Móng đá hộc: Loại móng này có cường độ lớn, thường được ứng dụng ở những vùng có sẵn vật liệu.
    • Móng bê tông và bê tông cốt thép: Loại móng này có cường độ cao, tuổi thọ lâu và được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng.  
    • Móng gạch: Được sử dụng cho những công trình có tải trọng nhỏ, trên nền đất tốt, nơi có mực nước ngầm nằm sâu bên dưới.
    • Móng gỗ: Móng gỗ có tải trọng nhỏ, tuổi thọ ngắn nên ít được sử dụng, chỉ phù hợp để xử lý nền đất yếu hay dùng cho những công trình tạm thời.
    • Móng thép: Loại móng này cũng ít được sử dụng vì chất liệu thép dễ bị nước trong đất và nước ngầm xâm thực làm han gỉ.

    Phân loại theo độ cứng

    • Móng cứng: Được làm từ các vật liệu chịu lực đơn thuần như móng bê tông, móng gạch, móng bê tông đá hộc, móng khối đá hộc. Móng cứng phù hợp với những khu vực có mạch nước ngầm ở dưới sâu.
    • Móng mềm: Thành phần móng có vật liệu chịu lực, nén và uốn. Vì thế, tải trọng tác động lên đỉnh móng bao nhiêu thì ở dưới đáy vẫn bấy nhiêu. Nếu áp dụng giải phép lắp ghép thì móng mềm sẽ giúp tiết kiệm vật liệu và rút ngắn thời gian thi công.

    Phân loại theo hình thức chịu lực

    • Móng chịu tải trọng đúng tâm: Loại móng này đảm bảo hướng truyền lực thẳng từ trên xuống vào đáy trung tâm. Nhờ vậy, móng đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt và lực được phân phối đều dưới đáy móng.
    • Móng chịu tải lệch: Đây là loại móng có kết cấu đặc biệt nên hợp lực các tải trọng không đi qua trung tâm của mặt phẳng đáy móng. Móng chịu tải lệch phù hợp với các khu vực hiểm trở như giữa nhà mới và nhà cũ, khe lún…

     

    Bài viết liên quan
    Những yêu cầu cơ bản trong thiết kế kiến trúc

    Những yêu cầu cơ bản trong thiết kế kiến trúc

    Những yêu cầu cơ bản trong thiết kế kiến trúc Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu về thẩm mỹ nhà ở của con người càng tăng lên. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì dịch vụ thiết kế kiến trúc cần có quy tắc và yêu cầu riêng. Vậy các yêu cầu trong thiết kế kiến trúc là gì? Tại sao nên thuê một đơn vị thiết kế cho ngôi nhà của bạn
    Giá xây nhà 1 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền

    Giá xây nhà 1 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền

    Giá xây nhà 1 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền còn  phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng, đội ngũ thi công, thời gian thi công, thiết kế công trình,... các yếu tố này khác nhau dẫn đến chi phí cũng sẽ khác nhau.
    Chi phí xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền

    Chi phí xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền

    Chi phí xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền | ĐƠN GIÁ THI CÔNG XÂY NHÀ TRỌN GÓI  Gía chỉ từ 4.500.000đ - Miễn Phí giấy phép xây dựng - phối cảnh 3D mặt tiền - hồ sơ thi công - thủ tục hoàn công
    Xây nhà trọn gói tại quận 5

    Xây nhà trọn gói tại quận 5

    xây nhà trọn gói tại quận 5 với quy mô 1 trệt 1 lầu mái btct, móng băng diện dích 45m2. với công năng sử dụng lầu trệt  được cty HÒA DƯNG  bố trí công năng sử dụng 1 phòng khách 1 phòng bếp và 1 phòng ngủ, 2wc, ô thang.Lầu 1 gồm 2 phòng 1 và 1wc.
    BÁO GIÁ SỬA CHỬA NHÀ

    BÁO GIÁ SỬA CHỬA NHÀ

    Ngày nay dịch vụ sửa chữa nhà tại TP Hồ Chí Minh đang rất phát triển. Nhiều công ty hoạt động với quy mô lớn nhỏ, rất đa dạng và phổ biến. Điều này tất yếu sẽ khiến bảng báo giá sửa chữa nhà có sự chênh lệch về đơn giá sửa chữa nhà giữa hai công ty với nhau khá nhiều.Sự khác nhau về kinh nghiệm sẽ khiến cách xử lý các giải pháp sửa chữa cũng như tốc độ làm việc của các nhà thầu sửa chữa nhà nhanh chậm khác nhau.
    BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI

    BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI

    Chuẩn bị xây nhà chắc hẳn các Quý vị phải lo lắng nhiều lắm, bởi khi xây nhà Quý vị phải chuẩn bị rất nhiều vấn đề, nào là kinh phí xây nhà, xây như thế nào, lựa chọn báo giá xây nhà phần thô hay Báo giá xây nhà trọn gói, thiết kế kiến trúc căn nhà ra làm sao? hình dáng sau khi hoàn thiện của căn nhà ra làm sao, giấy phép, thủ tục pháp lý phải chuẩn bị như thế nào… Và cuối cùng là chọn nhà thầu xây nhà uy tín.
    Dự toán chi phí xây dựng

    Phong thủy nhà ở
    Những kinh nghiệm sửa chữa nhà bếp

    Sửa chữa nhà bếp là một việc rất quan trong, không những mang lại không gian nhà bếp rộng rãi, sang trọng, mà điều đặc biệt là phù hợp với phong thủy. Phong thủy tốt sẽ đem lại sự tốt lành, hưng vương cho gia chủ và với nhu cầu sở hữu căn bếp lý tưởng thì việc quan tâm tới phong thủy của căn bếp là điều tất yếu.

    Những lưu ý khi xây bếp

    Sau đây là 7 điều kiêng kỵ phổ biến nhất trong phong thủy phòng bếp mà bạn cần phải tránh: Cửa phòng bếp không được đối diện trực tiếp, tức là không tạo thành 1 đường thẳng với cửa ra vào. Nếu trường hợp này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người phụ nữ trụ cột của gia đình và khiến tiền bạc, tài sản bị thất thoát.

    Xem tuổi trước khi xây nhà

    Xây nhà là một trong những việc quan trọng trong cuộc đời của mỗi ngươi, việc xem tuổi trước khi xây nhà là bước đầu trong quá trình xây nhà . theo quan niệm từ xa sưa của ông bà ta xem tuổi đẹp để xây nhà sẽ giúp cho mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, cuộc sống gia đình hưng thịnh, tài lộc ngày càng phát triển.

    Tư vấn xây dựng
    PHÂN BIỆT 4 LOẠI MÓNG XÂY NHÀ CƠ BẢN

    Phân biệt 4 loại móng xây nhà cơ bản nhất bạn cần biết vì nền móng trực tiếp chịu toàn bộ trọng tải công trình, để bảo đảm công trình xây nhà chịu được sức ép của trọng lực các tầng lầu và khối lượng công trình phải chắc chắn bền vững, cũng là bộ phận được chôn sâu rất kỹ.

    Cần chuẩn bị những gì trước khi xây nhà

    Bạn đang chuẩn bị xây nhà, nhưng đang còn băn khoăn không biết chuẩn bị những gì để phục vụ cho công việc xây nhà được diễn ra nhanh hơn, không gặp khó khăn trục trặc gì trong lúc chuẩn bị hồ sơ cũng như trong lúc thi công

    Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà

    Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan Nhà nước, cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình,… theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Có giấy phép xây dựng là điều kiện tiên quyết khi chủ đầu tư muốn xây nhà.

    Dự án đã thực hiện
    Zalo
    Go Top