Bạn đang có ý định xây dựng cho mình một tổ ấm riêng và từng nghe nhiều người nhắc đến mẫu nhà cấp 4 nhưng lại không biết nhà cấp 4 là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của nhà cấp 4 là như thế nào? Nhà cấp 4 có gì khác so với những mẫu nhà khác hiện nay? Chính vì thế trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết khái niệm nhà cấp 4 là gì cũng như chia sẻ cho các bạn tất tần tật các thông tin liên quan đến mẫu nhà này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Khái niệm nhà cấp 4 là gì?
Nhà cấp 4 là loại nhà được xây dựng với kết cấu chịu lực bằng gỗ, có niên hạn sử dụng tối đa 30 năm.
Nhà cấp 4 là gì? Nhà cấp 4 là một loại hình nhà ở khá phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nếu như ở các thành phố lớn người ta yêu thích và lựa chọn xây dựng những mẫu nhà cao tầng hơn so với nhà cấp 4, bởi vì đặc điểm ở đây rất hạn chế về diện tích xây dựng và việc xây những mẫu nhà cao tầng sẽ giúp họ mở rộng được sức chứa lớn hơn.
Thì ngược lại ở nông thôn người ta lại yêu thích những kiểu nhà vườn như nhà cấp 4 hơn, vì đơn giản ở nông thôn diện tích đất đai của mỗi gia đình đều lớn, họ có thể không cần phải xây nhà quá cao tầng nhưng rộng rãi về diện tích bề mặt để thuận tiện cho việc sinh hoạt, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc những gia đình có người bị khuyết tật.
Đánh giá ưu nhược điểm của nhà cấp 4
Mỗi một mẫu nhà xây dựng sẽ có những ưu và nhược điểm của mình và mẫu nhà cấp 4 cũng vậy. Dưới đây là đánh giá, phân tích ưu nhược điểm của nhà cấp 4.
Một số ưu và nhược điểm của nhà cấp 4.
1. Ưu điểm của mẫu nhà cấp 4
• Không gian, diện tích phù hợp
- Không gian, diện tích sử dụng của các ngôi nhà cấp 4 thường khá thoáng đáng và tiện lợi, phù hợp với các hộ gia đình ít người, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng mới chưa có nhiều tài chính nhưng vẫn muốn xây dựng tổ ấm riêng cho mình .Bởi sẽ rất lãng phí tài chính nếu xây một ngôi nhà mà không sử dụng hết không gian của nó.
• Thời gian xây dựng ngắn
- Do kiến trúc xây dựng khá đơn giản nên việc thi công nhà cấp 4 sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều so với các kiểu nhà khác. Thông thường để hoàn thiện một ngôi nhà cấp 4 đơn giản chỉ mất thời gian khoảng 1-2 tháng là chủ nhà đã có thể dọn về sinh sống và sinh hoạt.
• Kiến trúc đa dạng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ
- Hiện nay có rất nhiều mẫu nhà cấp 4 khác nhau để gia chủ có thể lựa chọn với 2 kiểu phong cách kiến trúc chính đó là cổ điển và hiện đại…Từ 2 phong cách này gia chủ có thể tô điểm thêm cho ngôi nhà của mình bằng những chi tiết kiểu cách khác nhau, phù hợp với mong muốn và sở thích của mình. Hơn nữa do diện tích các mẫu nhà cấp 4 thường không quá lớn nên hoàn toàn có thể chú ý đến từng tiểu tiết trong kiến trúc của căn nhà như trang trí, từ đó sẽ giúp bạn có được căn nhà vừa ý nhất với tính thẩm mỹ cao.
• Chi phí đầu tư thấp
- Nếu so với các mẫu nhà đẹp khác như biệt thự hay nhà cấp 1, cấp 2 và cấp 3 thì nhà cấp 4 có chi phí xây dựng thấp hơn rất nhiều. Đây được xem là ưu điểm nổi bật nhất của các mẫu nhà cấp 4 so với các mẫu nhà khác hiện nay.
- Mặc dù chi phí xây dựng không quá cao nhưng đó là do đặc điểm kiến trúc đơn giản của loại nhà này nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền cũng như độ an toàn của căn nhà khi chọn được những nguyên liệu đảm bảo.
• Thuận tiện cho việc di chuyển, sửa sang và dọn dẹp
- Một ưu điểm nổi bật khác của nhà cấp 4 mà không thể không nhắc đến đó chính là sự thuận tiện trong việc chăm sóc ngôi nhà, di chuyển, sửa sang, dọn dẹp dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ thiết kế đơn giản, tinh tế. Không những thế những ngôi nhà cấp 4 còn rất phù hợp với những người già lớn tuổi, người bị khuyết tật vì họ sẽ không cần phải di chuyển lên xuống nhiều tầng hoặc các kiểu biệt thư với kiến trúc phức tạp.
• Phù hợp với quan niệm phong thuỷ của người Việt
- Người Việt chúng ta thường có quan niệm “nhà cao cửa rộng”, không gian kiến trúc xây dựng nhà ở phải thoáng mát, thông thoáng và dễ chịu. Thiết kế nhà cấp 4 với hệ thống cửa chính lớn cùng dàn cửa sổ rộng rãi kết hợp với thiết kế sân vườn đã tạo nên một không gian sống hài hoà, đón nhận được nhiều ánh sáng và gió thoáng hơn so với những công trình nhà ở cao tầng, bí bách khác. Đây cũng chính là lý do tại sao mẫu nhà cấp 4 lại được nhiều gia đình lựa chọn xây dựng ở cả thành thị và nông thôn.
• Phù hợp với khí hậu, thời tiết Việt Nam
- Nói chung các mẫu nhà cấp 4 nói chung hay các mẫu nhà 1 tầng, nhà 1 tầng có gác lửng nói riêng đều rất phù hợp với đặc điểm khí hậu của Việt Nam.
• Dễ dàng bố trí công năng tập trung
- Do đặc điểm nổi bật của các mẫu nhà cấp 4 là chỉ có tối đa 1 tầng nên hầu hết các thiết kế nhà cấp 4 đều trên cùng một mặt sàn chung, cho nên mọi công năng đều được bố trí và sắp xếp trên không gian chung này. Thiết kế đảm bảo hành lang giao thông kết nối xuyên suốt mà vẫn có sự riêng tư ở mỗi khu vực.
- Đây là điểm vô cùng thuận lợi để giúp kiến trúc sư có thể dễ dàng bố trí công năng sử dụng cũng như thiết kế các chức năng sinh hoạt của căn nhà theo không gian. Việc bố trí công năng chung này được xem là giải pháp vô cùng quan trọng để kết nối các thành viên và thế hệ lại với nhau, phù hợp với những gia đình sinh sống có nhiều thế hệ, giúp giữ nguyên truyền thống tình cảm và đoàn kết của người Việt.
2. Nhược điểm của mẫu nhà cấp 4
• Niên hạn sử dụng ngắn
- Do sử dụng kết cấu chịu lực làm bằng gạch hoặc gỗ nên thời hạn sử dụng nhà cấp 4 thường chỉ tối đa 30 năm là bạn cần phải xây mới hoặc sửa sang lại để tránh gây tai nạn do công trình hết tuổi thọ. Không gian nhà cấp 4 không đáp ứng đủ cho gia đình có quá nhiều thành viên
Cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 hết bao nhiêu tiền?
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách dự toán chi phí xây nhà cấp 4 bao nhiêu tiền dựa theo phương pháp tính trên m2 xây dựng. Để áp dụng cách tính toán này, đầu tiên các bạn cần nắm được các công thức tính toán diện tích xây dựng sau đây cho từng hạng mục thi công như sau:
Dự toán chi phí xây dựng nhà cấp 4.
1. Cách tính diện tích xây dựng
• Tầng trệt
- Tầng trệt = Tầng 1: 100% diện tích xây dựng
• Phần móng
- Thi công móng đơn: đã bao gồm trong đơn giá
- Thi công móng cọc: 30% diện tích tầng trệt
- Thi công móng băng một phương: 50% diện tích tầng trệt
- Thi công móng bằng 2 phương: 70% diện tích tầng trệt
- Thi công móng bè: 100% diện tích tầng trệt
• Phần sàn
- Diện tích xây dựng có mai che: 100% diện tích tầng 1
- Diện tích xây dựng không có mái che: 50% sân phơi, sân thượng
• Phần mái
- Mái tôn: 30% diện tích
- Mái ngói kèo sắt: 70% diện tích
• Sân trước và sân sau
- Sân trước = Sân sau: 50% diện tích
• Khu vực cầu thang
- Khu vực cầu thang: 100% diện tích
- Mái ngói đổ bê tông cốt thép: 100% diện tích
=> Tổng chi phí xây dựng = Chi phí móng + Chi phí xây dựng phần thô và hoàn thiện
2. Đơn giá xây dựng tính trên 1m2
Đơn giá xây dựng tính trên 1m2 sẽ do đơn vị thi công đưa ra, mỗi đơn vị sẽ có một đơn giá riêng. Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo mức giá dao động sau đây:
+ Đơn giá nhân công: từ 1,2 – 1,8 triệu/m2
+ Đơn giá phần thô: 2,8 – 3,5 triệu/m2
+ Đơn giá xây dựng trọn gói chênh lệch phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện công trình
- Vật tư trung bình: 4 – 4,5 triệu/m2
- Vật tư trung bình khá: 4,6 – 5 triệu/m2
- Vật tư khá: 5,1 – 5,5 triệu/m2
- Vật tư tốt: 5,6 – 6 triệu/m2