QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG BĂNG NHÀ PHỐ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG BĂNG NHÀ PHỐ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG BĂNG NHÀ PHỐ

XÂY DỰNG NHÀ PHỐ kính chào quý khách đến với Wesbite công ty, Chúc quý khách ngày làm việc hiệu quả. Đơn giá xây dựng nhà phần thô chỉ 3.300.000đ/m2 đến 3.800.000đ/m2 . Đơn giá xây dựng nhà trọn gói chỉ 5.400.000đ/m2 đến 6.700.000đ/m2
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG BĂNG NHÀ PHỐ

Nội dung bài viết

    QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG BĂNG NHÀ PHỐ.

     Móng băng là một loại móng thường hay được sử dụng phổ biến trong thi công, xây dựng nhà ở. Móng băng là loại móng mà có kích thước chiều dài rất lớn so với chiều rộng và thường được dùng dưới nhà, dưới tường hay dưới dãy cột. Khi dùng móng băng ở dưới dãy cột thì gọi là móng băng giao thoa. Móng băng được áp dụng thi công phổ biến nhất trong xây dựng nhà phố với kích thước đặc trưng là sâu và hẹp.

    Khi chúng ta không thể dùng móng đơn thi công, khó cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng, dưới tường thì chúng ta nên dùng loại móng băng này. Móng băng được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà.

    Quy trình thi công móng băng;

    Công tác chuẩn bị mặt bằng, xác định trục, tim cote

    Trước khi thi công móng băng thì việc đầu tiên cần làm là giải phóng mặt bằng thi công. Sau đó là công tác chuẩn bị bao gồm :

    • Máy móc: xe cuốc
    • Trang thiết bị, bảo hộ lao động, nhân công.
    • Một số nguyên vật liệu như : thép, đá, cát vàng, xi măng…
    • Xác định trục, tim cote.

    Công tác đào đất

    Bước này bao gồm các công đoạn : đào đất xung quanh trục đã định sẵn -> dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nhiều nước dưới hố móng.

    Công tác bê tông lót hố móng

    Cũng giống như với móng đơn, tác dụng của lớp bê tông lót hố móng:

    • Như là coffa mặt đáy cho bê tông móng.
    • Chống mất nước bê tông trong quá trình thi công bê tông móng
    • Chống xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, bảo vệ móng

    Để thi công hạng mục bê tông lót, ta sẽ dựa trên khối lượng để lựa chọn phương án thi công. Nếu khối lượng nhỏ, chúng ta có thể dùng máy trộn thủ công. Trong trường hợp khối lượng nhiều thì phương án bê tông thương phẩm là hợp lý hơn để thi công bê tông lót M150 đá 4×6 hoặc đá 1×2. Trong đó bê tông đá 1×2 là phương án khuyên dùng. Đối với công trình nhà phố, chiều dày lớp bê tông bảo vệ nên thi công dày 50mm trở lên.

    Công tác cốt thép


    Trong biện pháp thi công móng băng thì công tác cốt thép là một trong những bước quan trọng nhất. Khi tiến hành thi công móng băng thì cột thép có thể được gia công ở nhà máy nhưng nền móng phải đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. Cụ thể :
    Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bể tông cần đảm bảo :

    • Bề mặt cốt thép phải sạch, không dính bùn đất, vảy sắt, dầu mỡ .
    • Các thanh thép có thể bị hẹp, bị giảm diện tích do các nguyên nhân khác cũng không được phép vượt quá giới hạn 2%.
    • Cốt thép phải được gia công, uốn và nắn thẳng.

    Những điều cần lưu ý khi cắt và uốn thép để chuẩn bị cho thi công:

    - Các công đoạn cắt và uốn cốt thép phải được thực hiện bằng những phương pháp cơ học.

    - Cốt thép phải được cắt và uốn sao cho phù hợp với hình dáng và kích thước của thiết kế.

    - Những mối hàn nối, buộc nối đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật: hàn nối phải đảm bảo >= 10d, buộc nối thì phải >= 30d (d chính là đường kính của thép) và hàn nối thép phải được làm sạch.

    - Những đầu chờ phải được bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi bắt đầu ghép cốp pha nên buộc sẵn con kê bằng bê tông được đúc sẵn.

    Các bước thi công cốt thép móng băng:

    • Cắt thép và gia công cho thép. Thép được chọn là thép tốt, không bị gỉ, bẹp. mòn quá giới hạn quy định.
    • Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.
    • Đặt thép móng băng
    • Đặt thép dầm móng
    • Đặt thép chờ cột

    Cốt thép của móng băng thường được lắp dựng trước khi lắp dựng cốp pha và đà giáo. Sau khi đã dọn vệ sinh sạch sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng rồi tiến hành đặt cốt thép móng băng. Nếu mặt bằng hố móng chật hẹp thì bạn nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới sẵn rồi mới tiến hành hạ xuống hố móng. Nếu như mặt bằng hố móng đủ rộng lắp đựng cốt thép ở ngay trên đáy hố móng. Bạn đặt cốt thép chịu lực xuống phía dưới rồi mới đặt cốt thép phân bố lên trên và dùng thanh cữ ướm, buộc các mắt lưới. Những con kê lớp bè lồng bảo vệ cốt thép, tùy thuộc theo mật độ cốt thép đặt cách nhau từ 100 đến 200mm theo hai phương.

    Công tác coffa

    Đây được coi là công tác quan trọng nhất trong biện pháp thi công móng băng, bởi vì công tác này nếu làm qua loa sẽ rất dễ dẫn đến những sự cố trong quá trình đổ bê tông. Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

    - Ván khuôn phải vững chắc và đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng bởi trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong suốt quá trình thi công.

    - Phải để kín đảm bảo không bị chảy nước xi măng trong suốt quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.

    - Phải đúng với hình dáng và kích thước cấu kiện.

    - Cây chống phải được đảm bảo về chất lượng và đúng quy cách, mật độ của cây chông phải được tính toán cụ thể. Bên cạnh đó gỗ chống phải được chống xuôi, chân đế được làm bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh bị xê dịch trong quá trình thi công.

    - Ván khuôn có thể làm bằng loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

    Khi tiến hành thi công ván khuôn thì cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và của đà giáo.

    Công tác đổ bê tông

    Quá trình đổ bê tông là quá trinh đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng của móng công trình. Bê tông thi công móng phải được trộn đúng quy cách, thời gian cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng. Trong quá trình thi công móng băng, cần tránh để cho hố móng bê tông bị ngập nước. Bê tông ngập nước sẽ làm giảm chỉ tiêu chất lượng, làm tính liên kết của vữa xi măng giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt phần móng bê tông yêu cầu mác cao.

    Tháo coffa và bảo dưỡng bê tông

    Vì coffa không chịu lực của bản thân móng, mà chỉ định hình mặt bên nên 1-2 ngày sau khi đổ bê tông là có thể tháo được coffa.
    Bảo dưỡng bê tông cần đảm bảo duy trì 3-5 ngày sau khi đổ bê tông. Các biện pháp bảo dưỡng thường sử dụng: tưới nước trực tiếp, phủ các vật liệu ẩm, phun sương.


    Bài viết liên quan
    Ưu điểm và nhược điểm của bê tông tươi với bê tông trộn tay là gì

    Ưu điểm và nhược điểm của bê tông tươi với bê tông trộn tay là gì

    Ưu điểm và nhược điểm của bê tông tươi với bê tông trộn tay là gì? Hiện nay bê tông tươi đang trở thành phương án nhiều người lựa chọn thay bê tông trộn thủ công. Với nhiều ưu điểm và đặc tính văn minh, nhanh chóng, bê tông tươi đã và đang ngày thành làn sóng mới trong thế giới vật liệu ngành xây dựng.
    Nguyên nhân và cách khắc phục nền nhà phồng rộp

    Nguyên nhân và cách khắc phục nền nhà phồng rộp

    Nguyên nhân và cách khắc phục nền nhà phồng rộp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền nhà bị phồng rộp, cũng có thể do khậu nhiệt đới ẩm của nước ta, nền nhà bị tác động mạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, điều này dẫn tới sự co giãn của các loại vật liệu công trình không đồng đều, vì vậy nền nhà hay bị phồng hoặc vỡ.
    Kinh nghiệm khi xây dựng nhà nhỏ

    Kinh nghiệm khi xây dựng nhà nhỏ

    Kinh nghiệm khi xây dựng nhà nhỏ.Đặc điểm này khiến cho chi phí vận chuyển tăng, mặt bằng thi công nhỏ nên số lượng nhân công không nhiều khiến cho thời gian thi công kéo dài hơn so với bình thường
    Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở

    Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở

    Khi xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng, trừ trường hợp công trình được miễn. Dưới đây là quy định về hồ sơ, Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở.
    Cách kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng

    Cách kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng

    Cách kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng Để có một công trình đẹp, an toàn và tiết kiệm bạn nên tìm hiều kỹ về chất lượng vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng.
    Giá xây dựng nhà mái thái

    Giá xây dựng nhà mái thái

    Kiến trúc nhà mái Thái không còn quá xa lạ trong thời gian hiện nay. Nhưng với những người đang có ý định xây nhà thì mái Thái chắc chắn không thể bỏ lỡ cho ngôi nhà 100m2 sắp tới bởi những ưu điểm cũng như mặt thẩm mỹ mà kiến trúc mái Thái đem lại. Cùng xem Giá xây dựng nhà mái thái hiện nay là bao nhiêu?
    Dự toán chi phí xây dựng

    Phong thủy nhà ở
    Những kinh nghiệm sửa chữa nhà bếp

    Sửa chữa nhà bếp là một việc rất quan trong, không những mang lại không gian nhà bếp rộng rãi, sang trọng, mà điều đặc biệt là phù hợp với phong thủy. Phong thủy tốt sẽ đem lại sự tốt lành, hưng vương cho gia chủ và với nhu cầu sở hữu căn bếp lý tưởng thì việc quan tâm tới phong thủy của căn bếp là điều tất yếu.

    Những lưu ý khi xây bếp

    Sau đây là 7 điều kiêng kỵ phổ biến nhất trong phong thủy phòng bếp mà bạn cần phải tránh: Cửa phòng bếp không được đối diện trực tiếp, tức là không tạo thành 1 đường thẳng với cửa ra vào. Nếu trường hợp này xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người phụ nữ trụ cột của gia đình và khiến tiền bạc, tài sản bị thất thoát.

    Xem tuổi trước khi xây nhà

    Xây nhà là một trong những việc quan trọng trong cuộc đời của mỗi ngươi, việc xem tuổi trước khi xây nhà là bước đầu trong quá trình xây nhà . theo quan niệm từ xa sưa của ông bà ta xem tuổi đẹp để xây nhà sẽ giúp cho mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, cuộc sống gia đình hưng thịnh, tài lộc ngày càng phát triển.

    Tư vấn xây dựng
    PHÂN BIỆT 4 LOẠI MÓNG XÂY NHÀ CƠ BẢN

    Phân biệt 4 loại móng xây nhà cơ bản nhất bạn cần biết vì nền móng trực tiếp chịu toàn bộ trọng tải công trình, để bảo đảm công trình xây nhà chịu được sức ép của trọng lực các tầng lầu và khối lượng công trình phải chắc chắn bền vững, cũng là bộ phận được chôn sâu rất kỹ.

    Cần chuẩn bị những gì trước khi xây nhà

    Bạn đang chuẩn bị xây nhà, nhưng đang còn băn khoăn không biết chuẩn bị những gì để phục vụ cho công việc xây nhà được diễn ra nhanh hơn, không gặp khó khăn trục trặc gì trong lúc chuẩn bị hồ sơ cũng như trong lúc thi công

    Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà

    Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan Nhà nước, cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình,… theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Có giấy phép xây dựng là điều kiện tiên quyết khi chủ đầu tư muốn xây nhà.

    Dự án đã thực hiện
    Zalo
    Go Top